Rác thải nhựa đang gây ra những tác động nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe con người. Để hạn chế rác thải nhựa, nhiều giải pháp hiệu quả và dễ thực hiện có thể được áp dụng trong cuộc sống hàng ngày mà không phải ai cũng biết đến. Hãy cùng khám phá những cách đơn giản giúp bạn góp phần bảo vệ môi trường và xây dựng một tương lai bền vững ngay sau đây.
Tác hại của rác thải nhựa là gì
Rác thải nhựa gây ô nhiễm nghiêm trọng do thành phần khó phân hủy, tồn động hàng trăm năm trong môi trường. Khi đốt, nhựa thải ra chất độc đi-ô-xin, gây ung thư và rối loạn nội tiết. Nếu chôn lấp, nhựa làm mất dưỡng chất tỏng đất, ô nhiễm các mạch nước ngầm và gây hại cho cây trồng. Động vật khi ăn phải rác thải nhựa có thể chết, gây tác động xấu đến hệ sinh thái. Tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa còn ảnh hưởng đến các địa điểm du lịch. Vì vậy cách giải pháp giảm thiểu và hạn chế rác thải nhựa được đề ra và kêu gọi mọi người cùng hưởng ứng.
Các biện pháp giảm thiểu và hạn chế rác thải nhựa để bảo vệ môi trường xanh
Phân loại rác đúng cách
Thói quen của người tiêu dùng là bỏ tất cả các loại rác vào cùng một chỗ thay vì phân loại chúng thành từng nhóm riêng biệt, vì vậy gây khó khăn trong quá trình thu gom và xử lý rác thải. Nếu rác được phân loại trước khi vứt bỏ, việc xử lý rác thải nhựa sẽ hiệu quả hơn, giúp tăng tốc độ phân hủy rác hữu cơ và nâng cao khả năng tái chế các vật liệu.
Bạn có thể tự phân loại rác thành ba loại chính:
- Rác hữu cơ: Rác thải có nguồn gốc từ thực vật và động vật, có khả năng phân huỷ sinh học, đặc biệt là ủ phân. Ví dụ như thức ăn thừa (như cơm, thịt, rau), vỏ trái cây (như chuối, táo), lá cây khô, bã cà phê, vỏ trứng.
- Rác vô cơ: Loại rác không có khả năng phân huỷ cũng khó để tái chế. Thông thường các loại rác này sẽ được thu gom và để ở các bãi chôn lấp bao gồm đồ sứ (như chén, bát vỡ), thủy tinh (như chai lọ), gạch vỡ, kim loại không thể tái chế (như xỉ than)
- Rác tái chế: Loại rác đã qua sử dụng nhưng có thể tái chế thành sản phẩm khác, mang đến nhiều lợi ích cho cuộc sống. Ví dụ như chai nhựa (như chai nước ngọt), giấy báo, lon nước (như lon nước ngọt), vỏ hộp kim loại (như hộp đồ ăn), bìa carton.
Hạn chế rác thải nhựa ở các hộ gia đình
Hiện nay, các hộ gia đình có thói quen sử dụng đồ nhựa, ví dụ như chai nước, hộp đựng thực phẩm, ống hút và túi nilon. Những sản phẩm này được dùng nhiều vì tính tiện lợi, nhẹ và dễ sử dụng. Chẳng hạn như chai nước nhựa, rất phổ biến cho việc uống nước hàng ngày và thường được sử dụng một lần rồi vứt đi. Hộp đựng thực phẩm nhựa giúp bảo quản thực phẩm tươi lâu và dễ dàng mang theo khi đi làm hay đi học.
Tuy nhiên, thói quen này cũng dẫn đến tình trạng tăng lượng rác thải nhựa, gây ô nhiễm môi trường. hãy từ bỏ thói quen sử dụng đồ nhựa mà thay bằng các loại bao có khả năng phân huỷ sinh học hoặc sử dụng nhiều lần.
Không nên đốt rác thải nhựa
Nhiều người thường chọn cách đốt rác thải nhựa tại nhà để hạn chế việc mang ra bãi rác, đặc biệt là những đóng rác nhỏ. Tuy nhiên, hành động này tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm. Khi nhựa bị đốt, giải phóng các khí độc hại và chất ô nhiễm, gây hại cho sức khỏe của cả người đốt và những người hít phải. Các chất độc này có thể dẫn đến các vấn đề về hô hấp, làm suy yếu hệ miễn dịch và thậm chí tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Bên cạnh đó, việc đốt rác thải nhựa cũng ảnh hưởng xấu đến môi trường, làm ô nhiễm không khí và có thể góp phần vào sự suy giảm chất lượng không khí. Những hợp chất độc hại được phát tán ra trong quá trình đốt có thể làm tổn thương hệ sinh thái, gây hại cho động vật và thực vật xung quanh. Thay vì lựa chọn phương pháp đốt, người dân nên tìm kiếm các giải pháp an toàn hơn, như phân loại và đưa rác thải nhựa đến các cơ sở xử lý.
Tái sử dụng đồ nhựa
Cách hiệu quả nhất để bảo vệ môi trường với đồ dùng bằng nhựa có sẵn trong nhà là thay vì vứt đi, bạn có thể tận dụng làm các loại đồ dùng tiện ích. Chẳng hạn như dùng chai nước làm bình tưới cây, đựng nước giặt, dùng hộp nhựa làm chậu để trồng cây, làm đồ chơi từ ống hút nhựa, ly nhựa cũng là cách hiệu quả để tái sử dụng đồ nhựa.
Tuy nhiên, lưu ý những vỏ chai đựng thuốc tẩy, hoá chất tuyệt đối không tái sử dụng.
Thay túi nilon thành túi tự huỷ sinh học
Túi tự huỷ sinh học là loại túi được làm từ thành phần tinh bột ngô, có khả năng phân huỷ sinh học sau sau khi vứt đi. Túi được thiết kế với kiểu dáng và kích thước tương tự như túi nhựa, nhưng lại thân thiện môi trường và có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, từ túi đựng thực phẩm phân huỷ sinh học đến túi đựng rác sinh học tự huỷ. Nhiều túi tự phân huỷ sinh học có khả năng chịu lực tốt, an toàn cho sức khỏe và không chứa chất độc hại, giúp bảo quản thực phẩm mà không ảnh hưởng đến chất lượng.
Sử dụng đồ dùng có nguồn gốc tự nhiên
Sử dụng đồ dùng có nguồn gốc từ thiên nhiên là biên cách hạn chế rác thải nhựa tối ưu nhất. Hiện nay, các nhà sản xuất luôn nâng cấp công nghệ hiện đại để tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng an toàn khi người tiêu dùng sử dụng mà còn hạn chế rác thải nhựa tác động đến môi trường. Trong đó, Hunufa Compostable là đơn vị tiên phong chuyên cung cấp các sản phẩm dùng một lần thân thiện môi trường từ những chất liệu có nguồn gốc thiên như như giấy, hộp bã mía, mo cau, tinh bột ngô…
- Sản phẩm từ giấy: Ly giấy, tô giấy, đĩa giấy
- Sản phẩm từ bã mía: Hộp bã mía, ống hút bã mía
- Sản phẩm phân hủy sinh học: ly phân huỷ sinh học, túi phân hủy sinh học
- Sản phẩm từ mo cau: Đĩa mo cau, khay mo cau, tô chén mo cau
Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng
Giải pháp giảm thiểu và hạn chế rác thải nhựa tốt nhất là mọi người cùng nhau cố gắng hạn chế hoặc nói không với rác thải nhựa, đồng thời thực hiện nghiêm túc các hoạt động thu gom và phân loại rác thải nhựa. Việc xả rác bừa bãi ra môi trường gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như ô nhiễm đất, nước và không khí, làm suy giảm chất lượng cuộc sống và sức khỏe con người. Vì vậy, đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền và nâng cao nhận thức cộng đồng về tác hại của rác thải nhựa là vô cùng cần thiết.
Mỗi cá nhân có thể bắt đầu bằng những hành động nhỏ như tái sử dụng các chai lọ cũ, ưu tiên lựa chọn dụng cụ ăn uống làm từ vật liệu thân thiện với môi trường như gỗ, sứ. Việc giảm thiểu sử dụng túi nylon cũng là một bước quan trọng, thay vào đó, người tiêu dùng có thể sử dụng túi tự hủy sinh học hoặc túi vải khi mua sắm. Những thói quen đơn giản này sẽ góp phần làm giảm lượng rác thải nhựa xả ra môi trường.
Ngoài ra, sử dụng bình thủy tinh để đựng nước thay vì chai nhựa, phân loại rác thải tại nguồn và bỏ rác đúng nơi quy định cũng là những hành động thiết thực giúp bảo vệ môi trường. Việc thay đổi thói quen tiêu dùng, đặc biệt là hạn chế sử dụng đồ nhựa dùng một lần, sẽ góp phần quan trọng trong việc hạn chế rác thải nhựa và xây dựng một cuộc sống bền vững, thân thiện với môi trường hơn.