Sử dụng đồ dùng một lần là xu hướng phổ biến trong cuộc sống hiện đại nhờ tính tiện lợi và tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, việc lạm dụng nhựa truyền thống đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Để khắc phục vấn đề này, nhiều loại nhựa thân thiện với môi trường đã được phát triển và ứng dụng rộng rãi. Trong bài viết này, hãy cùng Hunufa Compostable tìm hiểu top 3 loại nhựa thân thiện với môi trường được ứng dụng trong sản xuất đồ dùng một lần.
Nhựa thân thiện với môi trường là gì ?
Hiểu đơn giản Nhựa thân thiện với môi trường (eco-friendly plastic) hay còn gọi là nhựa sinh học là các loại nhựa được làm từ nguồn nguyên liệu tái tạo hoặc có nguồn gốc hữu cơ như tinh bột ngô, tinh bột khoai, sắn, bã mía,…, có khả năng phân hủy sinh học, dễ dàng tái chế. Quá trình sản xuất và vòng đời của chúng không gây hại cho môi trường. Nhựa sinh học chia làm 2 dạng là nhựa sinh học có khả năng phân hủy và nhựa sinh học không thể phân hủy sinh học.
So sánh điểm khác nhau giữa nhựa thân thiện với môi trường và nhựa truyền thống
Nhựa thân thiện với môi trường
- Nguyên liệu sản xuất: Được làm từ nguyên liệu tái tạo như tinh bột ngô, mía, dầu thực vật hoặc phụ phẩm sinh học. Không phụ thuộc nhiều vào dầu mỏ – tiết kiệm nguồn tài nguyên không thể tái tạo.
- Khả năng phân hủy sinh học: Có khả năng phân hủy sinh học hoặc phân hủy hoàn toàn trong môi trường tự nhiên, thường trong vòng 6-12 tháng. Một số loại có thể chuyển hóa thành phân bón ủ cây (compostable).
- Ít hoặc không thải khí nhà kính trong quá trình phân hủy. Giảm thiểu ô nhiễm đất, nước và không khí.
- Thường không chứa các hóa chất độc hại như BPA, phthalates. An toàn hơn khi tiếp xúc với thực phẩm hoặc đồ dùng hàng ngày.
- Thường có chi phí cao hơn do nguyên liệu tái tạo và công nghệ sản xuất đặc thù. Tuy nhiên, giá cả ngày càng cạnh tranh khi quy mô sản xuất tăng.
- Thích hợp cho bao bì thực phẩm, đồ dùng một lần (cốc, ống hút), nông nghiệp (phân bón), y tế và các sản phẩm tiêu dùng.
Nhựa truyền thống
- Nguyên liệu sản xuất: Được sản xuất chủ yếu từ dầu mỏ hoặc khí tự nhiên. Làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường nước, thải khí CO2 ra môi trường gây thủng tầng ozon từ quá trình khai thác đến chế biến nhựa.
- Không thể phân hủy hoặc mất hàng trăm đến hàng nghìn năm để phân hủy
- Khi phân rã, tạo ra vi nhựa gây ô nhiễm môi trường đất, nước và sinh vật.
- Gây ô nhiễm nghiêm trọng khi thải ra môi trường, đặc biệt là tại các bãi rác và đại dương.
- Quá trình sản xuất và đốt bỏ thải ra lượng lớn khí nhà kính (CO₂, CH₄).
- Có thể chứa các chất phụ gia độc hại, gây nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt khi tiếp xúc với nhiệt hoặc thực phẩm.
- Chi phí sản xuất thấp hơn do quy trình công nghiệp hóa lâu đời và sử dụng nguyên liệu dầu mỏ phổ biến.
- Sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực, từ bao bì, đồ gia dụng, linh kiện điện tử, đến vật liệu xây dựng.
Phân loại các loại nhựa thân thiện với môi trường
Trước những lo ngại về rác thải nhựa và ô nhiễm môi trường, các loại nhựa thân thiện với môi trường đang trở thành giải pháp thay thế quan trọng. Tuy nhiên, không phải loại nhựa nào cũng thực sự “xanh” như cách chúng được quảng bá. Để hiểu rõ hơn, hãy cùng phân tích các loại nhựa này dựa trên đặc điểm, thời gian phân hủy, và sự chuyển hóa của chúng để có thể phân biệt chúng để xem đâu là loại nhựa tốt nhất.
Nhựa sinh học (Bioplastic)
Nhựa sinh học hay còn gọi là nhựa hữu cơ là loại nhựa được sản xuất từ nguồn nguyên liệu tự nhiên như tinh bột ngô, mía, sắn, hoặc dầu thực vật. Nhựa sinh học chia làm 2 dạng là nhựa sinh học có khả năng phân hủy và nhựa sinh học không thể phân hủy sinh học
Nhựa sinh học có thể phân hủy sinh học (Compostable Plastic)
Loại nhựa này có khả năng phân hủy hoàn toàn dưới tác động của vi sinh vật trong môi trường công nghiệp hoặc tự nhiên. Sản phẩm sau phân hủy trở thành CO₂, nước và mùn hữu cơ. Nguyên liệu để tạo ra loại nhựa này là PLA (polylactic axit) hoặc loại nhựa có nguồn gốc từ vi sinh vật polyhydroxyalkanoates (PHAs). Tuy nhiên PLA được ưa chuộng để sản xuất nhựa sinh học có thể phân hủy hơn so với PHAs.
Đặc điểm của nhựa PLA
- Nhìn bằng mắt thường rất khó để có thể phân biệt giữa nhựa PLA và nhựa truyền thống thì cách thức hoạt động và vẻ bề ngoài của chúng rất giống với nhựa PET, PP.
- Thời gian phân hủy: Từ 3 đến 6 tháng trong môi trường công nghiệp, nhưng có thể kéo dài hơn trong điều kiện tự nhiên.
Lợi ích môi trường
Theo tổ chức uy tín trên thế giới NatureWorks, quá trình sản xuất nhựa sinh học PLA tiêu tốn ít hơn 2/3 năng lượng so với nhựa truyền thống, giúp giảm đáng kể việc sử dụng năng lượng hóa thạch. Đặc biệt, quá trình phân hủy PLA không làm gia tăng CO₂ quá mức trong không khí. Khi được xử lý chôn lấp hoặc ủ phân, PLA giảm đến 70% khí nhà kính so với nhựa thông thường, góp phần quan trọng trong việc bảo vệ môi trường.
Tính ứng dụng trong sản xuất
Nhựa PLA không độc hại, an toàn cho con người và có tính ứng dụng cao trong nhiều lĩnh vực:
- Bao bì đóng gói: Sản xuất túi siêu thị, màng bọc thực phẩm, túi rác, hộp đựng đồ, túi nhựa sinh học, cốc nhựa PLA
- Y tế: Tái tạo mô xương, sụn, và dẫn truyền thuốc cho các bệnh nhân mắc bệnh nan y.
- Nông nghiệp: Làm màng phủ sinh học, giúp giữ ẩm đất, tăng độ chín của quả và bảo vệ cây trồng khỏi thời tiết khắc nghiệt.
- Điện tử: Chế tạo vỏ máy tính, điện thoại và khung laptop thân thiện với môi trường.
Nhờ những lợi ích nổi bật này, PLA đang trở thành giải pháp bền vững thay thế nhựa truyền thống trong nhiều lĩnh vực.
Nhựa sinh học không phân hủy sinh học
Mặc dù làm từ nguyên liệu tái tạo như mía, tinh bột gạo, ngô, khoai, sắn,… hoặc dầu thực vật, loại nhựa này không có khả năng phân hủy sinh học. Chúng cần được tái chế trong quy trình riêng biệt. Trong quá trình sản xuất, nhựa này sẽ chuyển hóa thành ethanol, sau đó tổng hợp thành ethylene hoặc propylene thay vì axit polylactic (PLA).
Ethylene và propylene tiếp tục trải qua quá trình trùng hợp để tạo thành nhựa PE và PP – hai loại nhựa truyền thống. Dù mang danh là “nhựa sinh học,” bản chất PE và PP không phân hủy sinh học mà chỉ phân rã thành các mảnh vi nhựa nhỏ, gây tác động tiêu cực đến môi trường nếu không được xử lý đúng cách.
Tuy nhiên, do nguyên liệu sản xuất có thể tái tạo (như bột ngô, bột gạo), loại nhựa này vẫn được đánh giá là thân thiện hơn so với nhựa PE và PP truyền thống có nguồn gốc từ dầu mỏ. Đây là một bước tiến trong việc giảm phụ thuộc vào tài nguyên hóa thạch, góp phần xây dựng nền công nghiệp nhựa bền vững hơn.
Nhựa phân hủy sinh học (Biodegradable Plastic)
Đây là loại nhựa có thể phân hủy nhờ sự tác động của vi sinh vật, nhưng không yêu cầu phải được làm từ nguồn nguyên liệu tái tạo.
Đặc điểm:
- Khi bị phân hủy, nhựa này sẽ tạo ra các chất cơ bản như CO₂, nước và sinh khối.
- Quá trình phân hủy yêu cầu môi trường cụ thể, ví dụ: nhiệt độ cao (50–70°C) và độ ẩm ổn định.
- Thời gian phân hủy: Từ 6 tháng đến 5 năm, tùy thuộc vào điều kiện môi trường và loại nhựa.
- Ví dụ điển hình của nhựa phân hủy sinh học là Nhựa PBAT (Polybutylene Adipate Terephthalate) được sử dụng trong túi đựng rác hoặc bao bì thực phẩm.
Nhựa tái chế (Recycled Plastic)
Nhựa tái chế được sản xuất từ việc thu gom và xử lý nhựa đã qua sử dụng. Đây là một giải pháp quan trọng để giảm thiểu rác thải nhựa và tiết kiệm tài nguyên.
Đặc điểm của nhựa tái chế
- Không thể phân hủy sinh học, nhưng có thể tái chế để sản xuất các sản phẩm mới.
- Giúp giảm thiểu năng lượng tiêu thụ và lượng khí thải CO₂ so với việc sản xuất nhựa nguyên sinh.
Thời gian phân hủy: Từ vài chục đến hàng trăm năm nếu không được tái chế.
Ví dụ: Nhựa PET (Polyethylene Terephthalate) được tái chế thành chai nước, sợi vải polyester hoặc các sản phẩm đóng gói.
Một số lưu ý về nhựa tái chế
Nhựa tái chế tiềm ẩn nguy cơ cao về nhiễm khuẩn do quá trình sản xuất không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc không được khử trùng đúng cách. Vì vậy không nên sử dụng nhựa tái chế cho các sản phẩm dùng 1 lần đựng thực phẩm như tô nhựa, chén nhựa, ly nhựa,…
Nhựa tái chế thường không được sử dụng để sản xuất lại các sản phẩm cùng loại mà sẽ được tái chế thành các mặt hàng có chất lượng thấp hơn. Chẳng hạn, chai nhựa cũ không tái chế thành chai mới mà có thể được dùng để làm ghế nhựa, cột hàng rào, hoặc sợi tổng hợp. Một số sản phẩm như chai hay hộp nhựa vẫn có thể tái chế nhưng chỉ tạo ra nhựa có phẩm cấp thấp hơn so với ban đầu.
Các sản phẩm dùng một lần từ nhựa thân thiện với môi trường
Hiện nay, xu hướng sử dụng các sản phẩm sinh học tự phân hủy đang ngày càng phổ biến để thay thế các sản phẩm nhựa truyền thống. Tuy nhiên, không phải tất cả các đơn vị sản xuất đều đảm bảo uy tín, chất lượng và đạt chuẩn quốc tế. Hunufa Compostable tự hào là một trong những thương hiệu đi đầu trong việc cung cấp các sản phẩm dùng một lần thân thiện với môi trường, bao gồm:
Ly nhựa PLA phân hủy hoàn toàn Hunufa Compostable
- Công dụng: Ly nhựa sinh học PLA của Hunufa là giải pháp thay thế hoàn hảo cho các loại ly nhựa truyền thống, phù hợp để đựng các loại đồ uống lạnh như trà sữa, nước ép, sinh tố…
- Thành phần: Sản phẩm được làm từ nguồn nguyên liệu axit polylactic (PLA) được nhập khẩu từ Châu Âu – một loại nhựa sinh học có nguồn gốc từ tinh bột ngô, thân thiện với môi trường.
- Đặc điểm: Bền, nhẹ, không độc hại, an toàn khi tiếp xúc thực phẩm.
- Thiết kế: Đa dạng dung tích, trong suốt, dễ dàng in logo thương hiệu.
- Khả năng phân hủy: Phân hủy hoàn toàn trong vòng 6 – 12 tháng trong điều kiện ủ công nghiệp, không để lại vi nhựa.
- Chứng nhận: Đạt tiêu chuẩn OK compost (TUV Austria), chứng minh khả năng phân hủy sinh học an toàn.
Ống hút sinh học Hunufa Compostable
- Công dụng: Ống hút sinh học Dùng thay thế ống hút nhựa truyền thống, phù hợp cho đồ uống lạnh và nóng.
- Thành phần: Sản xuất từ PLA sinh học chiết xuất từ ngô kết hợp với các vật liệu phân hủy sinh học hoàn toàn khác.
- Đặc điểm: Dẻo dai, chịu nhiệt tốt, an toàn cho sức khỏe.
- Thiết kế: Đa dạng kích thước, phù hợp với nhiều loại đồ uống.
- Khả năng phân hủy: Hoàn toàn thành CO₂, nước và mùn trong vòng 6 – 12 tháng.
- Chứng nhận: Đạt tiêu chuẩn quốc tế về phân hủy sinh học OK compost HOME (TUV Austria).
Túi phân hủy sinh học hoàn toàn Hunufa Compostable
- Công dụng: Thay thế túi nhựa truyền thống, túi sinh học siêu thị phù hợp để đóng gói thực phẩm, shopping đựng rau củ quả hoặc túi đựng rác phù hợp đựng rác thải trong nhà.
- Thành phần: Làm từ tinh bột ngô kết hợp với vật liệu PLA và PBAT phân hủy hoàn toàn nhập khẩu từ châu Âu.
- Đặc điểm: Mềm, dai, chắc chắn, chống thấm nước hiệu quả.
- Thiết kế: Có quai cầm tiện lợi hoặc đường gân xé dễ dàng.
- Khả năng phân hủy: Phân hủy hoàn toàn trong vòng 6 – 12 tháng thành CO₂, nước và mùn hữu cơ khi chôn lấp.
- Chứng nhận: Đạt chứng nhận OK compost HOME từ TUV Austria.
Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu và sử dụng các sản phẩm nhựa sinh học thì đừng quên ghé Hunufa Compostable để sở hữu cho mình những sản phẩm chất lượng nhất. Với nhiều năm kinh nghiệm trong sản xuất và phân phối các Sản phẩm dùng 1 lần Hunufa cam kết luôn mang đến cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất với giá thành ưu đãi và nhiều chương trình hấp dẫn.
Kết luận
Hy vọng thông qua bài viết “Top 3 loại Nhựa thân thiện với môi trường được ứng dụng trong sản xuất” có thể giúp bạn biết thêm các loại nhựa sinh học hiện có trên thị trường để có thể phân biệt và nhận biết khi mua hàng. Đừng quên ghé Hunufa Compostable để sở hữu cho mình những sản phẩm Tự hủy sinh học thân thiện với môi trường từ nhựa thân thiện nhé!