Bã mía để làm gì? Mía từ lâu đã trở thành loại cây trồng bền vững được ứng dụng nhiều trong đời sống hằng ngày. Tại bài viết này hãy cùng khám phá công dụng tuyệt vời từ bã mía trồng cây được ứng dụng như thế nào nhé.
Thành phần của bã mía
Thành phần chính của bã mía bao gồm sợi xơ mía (gọi là xenlulozo), nước, và một số chất hoà tan như đường và tro. Sau quá trình ép lấy nước hoặc sản xuất đường công nghiệp, bã mía được tái chế mang đến nhiều giá trị cho cuộc sống hằng ngày như bã mía trồng cây, bao bì thực phẩm làm từ bã mía, phân bón, nguyên liệu đốt.
Đặc điểm vật lý
Bã mía có màu trắng ngà hoặc vàng nhạt, tùy thuộc vào đặc điểm của từng loại mía. Với cấu trúc dạng sợi, bã mía không tan trong nước, giúp cho việc sản xuất làm ống hút bã mía có đặc điểm ngâm lâu trong nước hơn so với các sản phẩm khác.
Đặc điểm hoá học
Bã mía có thành phần hoá học như Xenlulozo, Lignin, Hemixenluloza và các chất hòa tan khác. Khi đốt cháy tạo thành tro bã mía với khí CO2, SO2, N2 quá trình này sinh ra lượng nhiệt lớn, vì vậy mà bã mía thường được tận dụng làm nguyên liệu đốt.
Với những đặc điểm vật lý và hoá học đề cập bên trên mang đến nhiều công dụng tuyệt vời ứng dụng vào đời sống.
Bả mía để làm gì? Công dụng tuyệt vời từ bã mía bạn nên biết
Bã mía đã được ứng dụng rất nhiều trong đời sống hằng ngày ví dụ như:
- Sản xuất đồ dùng một lần: Bã mía được dùng để làm chén, dĩa, tô, ống hút và bao bì thực phẩm có khả năng phân hủy sinh học, thân thiện với môi trường, giúp giảm rác thải nhựa.
- Sản xuất giấy: Bã mía là nguyên liệu phổ biến trong ngành công nghiệp sản xuất giấy. Giấy làm từ bã mía có chất lượng tốt và góp phần giảm thiểu tình trạng khai thác gỗ, bảo vệ rừng.
- Nguyên liệu sản xuất ethanol: Bã mía có thể được chuyển hóa thành ethanol sinh học, một loại nhiên liệu sạch thay thế xăng dầu
- Nguyên liệu đốt: Bã mía có thể được đốt cháy để tạo ra năng lượng nhiệt, phục vụ cho các nhà máy sản xuất hoặc làm nguồn nhiệt cho hệ thống lò hơi.
- Thức ăn gia súc: Bã mía có thể được xử lý để làm thức ăn chăn nuôi, cung cấp chất xơ và các dưỡng chất cần thiết cho gia súc.
- Phân bón hữu cơ: Sau khi xử lý, bã mía trồng cây có thể trở thành phân bón hữu cơ, cung cấp dinh dưỡng cho đất và cải thiện khả năng giữ ẩm, giúp cây trồng phát triển tốt hơn.
Ứng dụng bã mía trồng cây
Không chỉ được ứng dụng làm nguyên liệu đốt, bã mía được sử dụng để trồng cây bằng cách xử lý thành phân bón nông nghiệp. Nhờ giàu dưỡng chất, bã mía trở thành một nguồn cung cấp phân bón tự nhiên cho cây trồng. Việc ứng dụng bã mía trồng cây làm phân bón không chỉ giúp tăng năng suất cây trồng mà còn giảm thiểu ô nhiễm môi trường, biến một sản phẩm phụ thành một nguồn tài nguyên quý giá trong nông nghiệp bền vững.
Chuẩn bị nguyên liệu ủ bã mía
Đầu tiên cần chuẩn bị các nguyên liệu cần thiết như bã mía, bã bùn, phân lân phân bón NPK, vi sinh ủ phân, rỉ mật và vôi bột. Bên cạnh đó, không thể nào thiếu các dụng cụ cần thiết là cân, cuốc, xẻng, bạt, thùng đựng.
Tiến hành dùng bã mía để ủ phân
Bước 1: Đem bã mía nghiền nhỏ, kích thước vừa phải không quá lớn hay quá nhỏ sẽ cản trở quá trình phân huỷ.
Bước 2: Trộn đất với bã mía cùng với bã bùn, phân lân, phân NPK, vôi bột theo tỉ lệ định sẵn. Tiếp đó, dàn mỏng hỗn hợp với độ dày 20-3mm. Chú ý dàn đều ngoài bề mặt.
Bước 3: Pha loãng vi sinh ủ phân theo tỉ lệ hướng dẫn trên bao bì. Sau đó, tưới đều chế phẩm lên lớp nguyên liệu đã được dàn đều trước đó.
Bước 4: Cuối cùng, đậy bạt lên đống ủ dàn cao 2m khoảng 3-4 ngày. Trong suốt quá trình ủ, chúng ta nên thường xuyên kiểm tra nhiệt độ và độ ẩm của đống ủ. Lưu ý, nên thường xuyên trộn nguyên liệu ủ và giữ nhiệt độ ở mức 50-60 độ C. Sau đó, khoảng 15-20 ngày phân bã mía sẽ bị hoai mục và có thể thay thế phân bón để ủ cho cây trồng.
Với 4 bước đã hoàn thành quá trình làm bã mía trồng cây vừa cung cấp thêm dưỡng chất cho cây trồng vừa xử lý tận dụng nguồn nguyên liệu vốn có.
Bã mía để làm ống hút
Bên cạnh việc ứng dụng để trồng cây, bã mía còn được sử dụng làm ống hút uống nước. Quy trình sản xuất ống hút bã mía như sau:
Bước 1: Thu gom bã mía từ các cơ sở sản xuất đường mía hoặc các nhà máy ép mía.
Bước 2: Bã mía sau khi được thu gom sẽ được nghiền nhỏ để tạo thành sợi cellulose và trộn với các chất phụ gia như nước và chất kết dính sinh học để tạo thành hỗn hợp dẻo và có độ liên kết tốt.
Bước 3: Hỗn hợp bã mía sau đó được đưa vào các khuôn ép có hình dáng ống hút. Quá trình này có thể thực hiện thông qua ép nhiệt hoặc đúc khuôn để tạo ra các ống hút có hình dạng và kích thước tuỳ chỉnh.
Bước 4: Sau khi ép khuôn, các ống hút được cắt theo kích thước tiêu chuẩn. Ống hút bã mía sẽ được kiểm tra để đảm bảo rằng không có lỗi về hình dạng và kích thước.
Bước 5: Sau đó được sấy khô để loại bỏ độ ẩm, đảm bảo sản phẩm cuối cùng có độ bền cao và không bị mềm hoặc biến dạng khi sử dụng. Một số quy trình có thể bao gồm xử lý thêm để tăng cường khả năng chống nước và độ bền của ống hút.
Bước 6: Cuối cùng, ống hút bã mía được kiểm tra và đóng gói cẩn thận.
Ống hút bã mía có độ bền và cứng, đồng thời ảnh hưởng đặc điểm chịu nhiệt tốt từ bã mía nên được sử dụng rộng rãi tại các chuỗi cafe, quán ăn, nhà hàng, resort cao cấp. Với nhu cầu sử dụng ngày càng cao nên ống hút làm từ bã mía này đã góp một phần vào công cuộc bảo vệ môi trường xanh bền vững.
Lợi ích của bã mía trong đời sống hằng ngày
Bã mía đã được ứng dụng rất nhiều trong đời sống hằng ngày và mang đến nhiều lợi ích tích cực:
- Bảo vệ môi trường: Bã mía là nguồn nguyên liệu tự nhiên với khả năng phân huỷ sinh học nhanh chóng, nhờ đó mà giảm thiểu rác thải, hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường đất, và nước.
- An toàn cho sức khoẻ: Các loại ống hút làm từ bã mía hoàn toàn không chứa chất độc hại, và chất phụ gia trong quá trình sản xuất. Khả năng chịu nhiệt giúp cho ống hút có thể dùng thoải mái với đồ uống nóng / lạnh.
- Tính ứng dụng cao: Bã mía là sản phẩm mang đến nhiều giá trị cho đời sống ví dụ như bã mía trồng cây, bã mía có thể làm ống hút, hộp đựng thực phẩm.
- Bã mía trồng cây: Bã mía giàu chất dinh dưỡng tốt cho cây trồng, rất tốt cho việc cải thiện chất lượng đất, tăng độ tơi xốp và giữ ẩm tốt hơn.
- Giá hợp lý: Với cầu lựa chọn các loại bao bì đựng thực phẩm bằng bã mía ngày càng cao nên, nên giá của sản phẩm trở nên cạnh tranh hơn. Điều này giúp người tiêu dùng và doanh nghiệp có thể chuyển sang sử dụng sản phẩm xanh mà không lo lắng về chi phí.
Tổng kết
Tóm lại, bã mía có thể làm được rất nhiều việc từ dùng bã mía để trồng cây đến nguyên liệu đốt. Bên cạnh đó còn dùng để sản xuất các loại bao bì thực phẩm dùng 1 lần với chất lượng và độ tiện lợi không thua kém gì sản phẩm nhựa như ống hút bã mía, hộp bã mía, khay bã mía.
Hiểu được các ưu điểm tuyệt vời mà bã mía ứng dụng trong đời sống hằng ngày. Hunufa Compostable – đơn vị tiên phong sản xuất đồ dùng 1 lần làm từ bã mía đã mang những sản phẩm đến tay người tiêu dùng và các doanh nghiệp với mức giá cạnh tranh nhất.
Muốn tìm hiểu những thông tin về sản phẩm bạn có thể truy cập tại đây để biết thêm chi tiết. Hi vọng qua bài viết này, bạn đã biết bã mía để làm gì và có thể thử trải nghiệm những sản phẩm tiện lợi này nhé.