Tác hại của rác thải nhựa đã ảnh hưởng đến đời sống và sức khoẻ của con người rất lớn. Chính vì vậy, chúng ta nên có giải pháp xử lý rác thải nhựa để bảo vệ môi trường. Thế nhưng, xử lý rác thải như thế nào cho đúng?
Rác thải nhựa là gì
Rác thải nhựa là tên gọi chung của những sản phẩm có nguồn gốc từ nhựa bao gồm túi nilon, vỏ chai nước, hộp nhựa, ống hút nhựa. Hầu hết các sản phẩm này mất nhiều năm năm để phân huỷ. Đây được xem là mối đe doạ lớn đối với môi trường và hệ thống xử lý rác thải nhựa.
Như chúng ta đã biết, nhựa là một loại vật liệu khó phân hủy, và quá trình này kéo dài nhiều thế kỷ do nhựa không phân hủy sinh học. Khi thải ra môi trường, các sản phẩm nhựa không tự biến mất đi mà chỉ phân rã thành các mảnh nhỏ hơn, cuối cùng tạo thành hạt vi nhựa. Chính vì vậy mà tình trạng ô nhiễm môi trường tăng cao và ảnh hưởng đến các hệ sinh thái khác. Thời gian phân hủy của từng loại rác thải nhựa khác nhau, với một số sản phẩm có thể tồn tại hàng trăm năm. Ví dụ như:
- Túi nhựa: Mất 20 năm để phân huỷ
- Cốc nhựa đựng cafe take away: Mất 30 năm phân huỷ
- Ống hút nhựa: Mất 200 năm để phân huỷ
- Vòng nhựa 6 gói: Mất 400 năm để phân huỷ
- Chai nhựa đựng nước: Mất 450 năm để phân huỷ
- Ly nhựa / cốc nhựa: Mất 450 – 500 năm phân huỷ
Những con số này phản ảnh lên việc tìm kiếm giải pháp giảm thiểu và hạn chế rác thải nhựa là điều cấp cách cần được thực hiển để bảo vệ môi trường.
Tác hại của rác thải nhựa
Rác thải nhựa đã gây ra nhiều tác hại trầm trọng tác động đến môi trường và sức khoẻ con người ví dụ như:
- Ô nhiễm môi trường: Nhựa không phân hủy trong hàng trăm đến hàng nghìn năm, dẫn đến việc tồn tại lâu dài trong tự nhiên. Từ đó chúng sinh ra các chất độc hại làm ô nhiễm đất, nước và không khí.
- Gây hại cho động vật: Các loài sinh vật biển thường nhầm lẫn nhựa với thức ăn, dẫn đến ngộ độc hoặc tắc nghẽn hệ tiêu hóa, gây tử vong và suy giảm hệ sinh thái.
- Gây ra các bệnh nguy hiểm: Nhựa thải ra môi trường có thể phân rã thành các hạt vi nhựa, xâm nhập vào cơ thể con người qua thực phẩm và nước uống. Vi nhựa và hóa chất độc hại từ nhựa gây rối loạn tiêu hóa, rối loạn nội tiết, các bệnh về hô hấp, và thậm chí ung thư.
- Gây khó khăn cho quá trình xử lý rác thải: Chi phí thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải nhựa cao, ảnh hưởng đến ngân sách quốc gia và địa phương.
- Chất lượng cuộc sống: Ô nhiễm môi trường do rác thải nhựa làm giảm chất lượng cuộc sống, gây căng thẳng tâm lý khi phải sống trong môi trường bị ô nhiễm nặng nề.
- Phá hủy hệ sinh thái: Rác thải nhựa làm thay đổi cấu trúc và chức năng của hệ sinh thái, gây mất cân bằng sinh thái và sự suy giảm đa dạng sinh học.
Từ những tác hại trên, chúng ta cần tìm ra các biện pháp hiệu quả để xử lý rác thải nhựa, bảo vệ môi trường và sức khỏe con người một cách bền vững.
Biện pháp hạn chế và xử lý rác thải nhựa để bảo vệ môi trường
Tái chế rác thải nhựa tại nhà
Có nhiều cách để tái chế rác thải nhựa, từ những sản phẩm tưởng chừng như bỏ đi bạn có thể tận dụng làm nhiều món đồ gia dụng hữu ích. Ví dụ như chai nước suối sau khi dùng xong có thể được biến thành chậu cây, ống đựng bút, hoặc thậm chí là những món đồ trang trí dễ thương như con vật làm từ chai nhựa. Bạn có thể cắt và trang trí chai nhựa để tạo thành các hình dạng thú vị, thêm màu sắc cho không gian sống.
Sử dụng các sản phẩm nhựa phân huỷ sinh học
Sử dụng các sản phẩm nhựa phân hủy sinh học là một giải pháp hữu ích đáp ứng nhu cầu tiện lợi trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Các sản phẩm này không chỉ thân thiện với môi trường mà còn giúp giảm thiểu ô nhiễm do nhựa truyền thống gây ra. Ví dụ, ly nhựa sinh học tự phân huỷ có thể được sử dụng thay cho ly nhựa thông thường, mang lại cảm giác yên tâm hơn khi dùng đồ uống nóng lạnh. Tương tự, ống hút phân hủy sinh học là sự thay thế lý tưởng cho ống hút nhựa, giảm thiểu tác động đến hệ sinh thái.
Ngoài ra, túi tự huỷ sinh học là sản phẩm được sử dụng rộng rãi ở các siêu thị lớn với đa dạng mẫu mã, phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau như túi đựng thực phẩm, túi đựng rác, và túi siêu thị tiện lợi. Những sản phẩm này không chỉ giúp người tiêu dùng tiết kiệm chi phí mà còn thể hiện ý thức bảo vệ môi trường, khuyến khích lối sống bền vững hơn trong cộng đồng.
Phân loại và xử lý rác thải nhựa đúng cách
Việc phân loại rác thải nhựa đúng cách là điều mọi người nên cùng chung tay thực hiện để giúp cho quá trình xử lý rác thải nhựa trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn. Khi mỗi cá nhân chú ý đến việc phân loại rác, không chỉ giảm thiểu lượng rác thải tồn đọng mà còn rút ngắn quá trình xử lý rác thải nhựa.
Bạn có thể sử dụng những cách sau đây để hỗ trợ việc phân loại và xử lý rác thải nhựa:
- Tham gia các tổ chức thu gom rác định kỳ: Các địa phương thường tổ chức các hoạt động thu gom và xử lý rác thải, khuyến khích người dân tham gia và mang đến rác thải nhựa đã phân loại sẵn.
- Vứt rác theo đúng chỉ dẫn của thùng rác phân loại: Khi bạn vứt rác vào thùng phân loại, hãy đảm bảo rằng bạn đã phân loại đúng theo các nhóm để tối ưu hóa quy trình tái chế và xử lý rác.
Lưu ý quan trọng khi xử lý rác thải
Phân loại rác thải tại nguồn
Phân loại rác thải tại nguồn là quá trình nhận biết là chia rác thải thành những loại có tính chất giống nhau như rác hữu cơ, rác vô cơ, rác tái chế. Phân loại rác tại nguồn là việc phân loại rác ngay tại thời điểm vứt rác, vì vậy ở các khu vực công cộng thường trang bị sẵn các thùng rác phân loại để người dân có thể trực tiếp phân loại rác tại nguồn.
Lựa chọn giải pháp xử lý rác thải phù hợp
Trên thực tế, có nhiều cách để xử lý rác thải nhựa tuy nhiên mỗi loại rác sẽ phù hợp với một cách xử lý khác nhau. Vì vậy bạn hãy lựa chọn cho mình giải pháp xử lý rác thải phù hợp.
- Tái chế: Giải pháp phổ biến nhất cho rác thải nhựa, giấy, kim loại, và thủy tinh.
- Ủ phân: Dành cho thức ăn thừa, lá cây, và vật liệu thực vật thành phân bón tự nhiên.
- Đốt rác: Đây là quá trình đốt rác để tạo ra năng lượng. Tuy nhiên, không nên tự ý đốt rác tại nhà, bạn hãy mang rác đến các nhà máy đốt rác để tiêu huỷ không tốn công sức mà an toàn cho sức khoẻ.
- Chôn lấp an toàn: Được sử dụng cho các loại rác không thể tái chế hoặc xử lý khác. Tuy nhiên, chôn lấp không phải là giải pháp bền vững lâu dài vì có thể gây ô nhiễm đất và nước
Đổ rác và vệ sinh thùng rác mỗi ngày
Việc đổ rác và vệ sinh thùng rác mỗi ngày là thói quen tốt không tốn nhiều thời gian mà còn vệ sinh môi trường sống. Khi rác thải được vứt bỏ kịp thời, không chỉ ngăn ngừa mùi hôi mà còn giảm thiểu sự phát triển của vi khuẩn gây hại. Để giữ cho thùng rác luôn sạch sẽ, bạn nên rửa nó bằng nước xà phòng và khử trùng định kỳ. Việc này không chỉ bảo vệ sức khỏe của gia đình mà còn góp phần tạo ra một môi trường sống trong lành hơn.
Tổng kết
Qua bài viết trên, Hunufa Compostable hi vọng sẽ giúp bạn tìm ra giải pháp xử lý rác thải nhựa để bảo vệ môi trường. Mỗi hành động nhỏ sẽ mang đến tác động to và tích cực cho môi trường. Chúng ta hãy cùng nhau thực hiện giải pháp xử lý rác thải nhựa đúng cách.